|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

       Xã Thanh Vân có 3 ngôi Đình thuộc các làng Tam Hợp, Hoàng Lại, Thanh Vân, có 3 ngôi Chùa ở 3 làng, có 01 Đền của Làng Thanh Vân, 01 miếu, các thôn/xóm đều có các điếm riêng và những am nhỏ để thờ thần của thôn/làng/xóm đó.

       Đình Thanh Vân: Đình Thanh Vân nằm ở Trung Tâm làng Thanh Vân sau chùa làng theo mô hình “ tiền Phật, hậu Thánh”.  Đình theo hướng chùa, nhìn về hướng tây nam, trước có một ao theo thuật phong thủy.  Bốn hướng quanh đình là đất thổ cư, nhà vườn của cư dân bốn xóm cũ: Phía đông giáp xóm Phác phía tây xóm Vòng, phía nam xóm Lay, phía bắc xóm Điểm.

        Đình Thanh Vân được khởi dựng dưới thời Lê Trng Hưng ( thế kỷ 17,18) với 5 gian 2 chái, 2 dĩ đại đình 2 gian hậu cung. Tòa đại đình được sử dụng nhiều loại gỗ khác nhau như: lim, đinh, mít…với 4 vì chính, mỗi vì 5 hàng chân cột. Đa số cột cái bằng chất liệu gỗ mít có đường kính trên dưới 50cm. Nhìn tổng thể, phần kết cấu khung gỗ của ngôi đình khã chắc chắn, vững chắc. Ở tòa đại đình, các đầu dư, mõm kẻ, con chồng, chồng rường và các bức cốn đều được chạm khắc theo kỹ thuật kênh bong, đục thủng rất tinh xảo, diệu nghệ với nhiều đề tài trang trí truyền thống như: lưỡng long chầu nguyệt, long hý thủy, long ám, hoa lá cách điệu thể hiện tứ linh – tứ quý…Hậu cung 2 gian đặt liến kề phía sau theo bố cục chư “ đinh – J”, nhưng khám thờ lại bài trí trên cao giống như kiểu thượng cung. Đây là kiểu độc đáo, khác biệt của đình Thanh Vân với các ngôi đình khác ở tỉnh Băc Giang. Hậu cung có cửa võng, tạo tác dưới triều Nguyễn ( cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) được trạm khắc đề tài tứ linh cầu kỳ tuy có bị bong tróc bởi thời gian nhưng dấu ấn sơn son thiếp vàng vẫn còn lộng lẫy.

       Thời ỳ tiền khởi nghĩa, đình Thanh Vân là một trong nhưng địa điểm lịch sử gắn với những hoạt động của cán bộ cách mạng trong vùng An toàn khu II Hiệp Hòa ( ATK II). Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược, đình Thanh Vân là nơi sơ tán làm việc của Cục Quân khí, sau lại sử dụng như sân kho hợp tác xã nông nghiệp.

       Phần nội tự đình Thanh Vân được bài trí nhiều đồ tế tự theo phong cách truyền thống,trong đó vẫn tàng lưu 8 đạo sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn phong cho làng/xã Thanh Vân phụng thờ Thanh hoàng là Đức thánh Cao Sơn – Qúy Minh Đại Vương cùng nhiều di vật cổ kính khác có giá trị lịch sử văn hóa.

        Đình Thanh Vân là công trình phúc lợi phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa được khởi dựng cách ngày nay hơn hai thế kỷ. Năm 2005, đình được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang cấp Bằng công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật và được đại tu năm 2007. Đến năm 2021, định lại được đại tu lại phần mái, thay bằng vật liệu gỗ Lim, nay đã hoàn thành khang trang đẹp đẽ hơn và đưa và sử dụng.

       Chùa Thanh Vân: Chùa làng được xây dựng cùng khoảng thời gian với đình.Chùa tọa lạc ngay phía trước đình gồm 3 gian 2 trái, đã được trung tu vài lần dưới thời Nguyễn cho nên kiểu thức và các cấu kiện kiến trúc cơ bản mang phong cách thời Nguyễn ( cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20). Một hiện vật cổ kính có giá trị còn lưu giữ được ở chùa Thanh Vân, đó là một số pho tượng thờ và cây hương đá… Chùa được đại tu vào năm 2008.

        Miếu chùa Tròn: Tương truyền miếu được xây dựng từ thời Trần, là nơi thờ chính của cácThánh là Cao Sơn đại Vương và Qúy Minh đại Vương. Miếu nhỏ gồm 2 tòa cổ kính nhưng có cấu trúc độc đáo, trong không u nhã. Tòa thứ nhất có 1 gian 2 chái, trong xây khối đá ong cuấn mái, trước xây 2 cột đồng trụ. Tòa thứ 2 chỉ có một gian nhỏ, tường xây đá ong, mái cuốn vòm, trong có bệ thờ đặt bát hương thờ Thánh. Cả hai tòa đều nằm dưới bộ rễ cây xanh đại thụ phủ kín trông thật kỳ lạ.

         Nhà thờ họ Nguyễn: Còn gọi là Hiếu hữu đường, thờ tổ họ Nguyễn làng Thanh Vân là mệnh quan nhà Nguyễn tên là Nguyễn Văn Môn. Nhà gỗ mít, bái đường 5 gian kẻ truyền, hậu bầu 2 soi gờ chỉ, khắc chìm các đồ án trang trí rất chi tiết, tường xây bình đầu bít ốc. Các vì khung có 5 hàng chân cột gốc mít, kết cấu cấu kiểu lòng thuyền, xà nách, xà long, kẻ chuyền. Hai gian hồi bưng thuận con măng.

         Hiếu hữu đường tuy nhỏ nhưng có kiến trúc đẹp, chạm khắc tinh tế. Hai gian bên có 2 cửa võng trang trí đồ án đề tài tứ quý “tùng mai – cúc trúc” với kỹ thuật đục thủng, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

        Đền Mẫu: Đền cổ được xây dựng từ lâu đời. Đền tọa lạc ỏ ngã ba, gần cổng làng. Xưa có tên gọi là đền Gu, nhìn theo hướng tây nam. Công trình gồm 3 gian tế, 1 gian hậu cung. Khung chịu lực bằng gỗ lim cũ, tường xây bình đầu bít ốc. Tương truyền đền Gu là nơi tôn thờ thánh mẫu của Phò mã nhà Lý là Dương Tự Minh.

         Dương Tự Minh hiệu là Cao Sơn đại vương, quê ở làng Quán Triều, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Vốn con nhà nghèo, chuyên nghề chai lưới đánh cá. Một hôm gặp Tiên ông ban cho chiếc áo tàng hình, lên thường dùng tấm áo ấy lẻn vào cung vua lấy trộm vàng bạc châu báu về bán lấy tiền nuôi mẹ và ban phát cho dân nghèo quanh vùng. Sau bị người trong cung phát hiện dùng lưới sắt bắt được đem trình vua. Vua Lý Anh Tông nghe ông tâu trình thì cho ông là người hiếu thảo và sẵn lòng thương người mà tha cho. Đến khi nhà Tống sai Đàm Hữu Lượng mang quân sang xâm chiếm Đại Việt, Dương Tự Minh dùng áo tàng hình bắt được tướng giặc. Vua yêu rồi gả công chúa Thiều Dung cho.Về sau vì có công dẹp lộng thần Đỗ Anh Vũ vua lại gả công chúa Diên Bình và cho làm thủ lĩnh vùng Phú Lương và cai quản cả vùng rộng lớn từ Cao Bằng đến Lục Đầu giang. Mùa đông năm 1142, vua sai đi chiêu dụ dân chúng ở châu Quảng Nguyên, việc xong, ông xin cáo quan về quê họp với gia đình. Một hôm ra sông Phú Lương tắm rồi hóa, vua nghe tin thương tiếc rồi truyền cho nhân dân các nơi từ Cao Bằng đến song Lục Đầu dựng miếu tôn thờ làm phúc thần.

         Sự lệ đền Gu được tổ chức ngày 20 thang 8 hàng năm đúng vào ngày giỗ của Đức thánh Mẫu..

       Ngoài các di tích đình, chùa, đền, miếu trên, làng Thanh Vân xưa cón có 6 điếm canh của 6 xóm trong làng. Mỗi điếm 3 gian là nơi trương tuần canh gác, bảo vệ làng xóm. Trước đây điếm ở đầu làng, trung tâm xóm Phác và xóm Lay, gọi là điếm xã. Trong điếm có ban thờ thổ thần, hiện nay dân thôn chỉ lưu lại sự lệ vào các dịp Tết hay chạp xóm thì mang lễ vật ra để cúng thần.

       Đình Hoàng Lại: Đình tọa lạc giữa cánh đồng Chàm ( hay Chàng), thôn Hoàng Lại, gần đường cái đi bến Hà Châu. Tương truyền đình khởi dựng thời Lê, thời Nguyễn đại trung tu thành ngôi đình khá lớn trong vùng. Cuối thế kỷ 19, giặc Cờ đen đến đốt phá, sau hương thôn xây dựng lại. Năm 1966, do đình xuốn cấp, hợp tác xã nông nghiệp đã hạ giả, tháo dỡ. Cuối năm 1994, dân thôn xây dựng lại đình trên nền đình cũ. Ngôi đình hiện tại có 5 gian đại đình, 2 gian hậu cung. Bộ khung chịu lực được sử dụng gỗ xoan, bạch đàn xoắn, xà cừ gồm có 6 vì, 4 hàng chân cột, kết cấu kiểu bưng rường hạ kẻ. Tường xây luồn gianh, bình đầu bít đốc, cột đồng trụ vững chắc. Đồ thờ trong đình hiện còn 2 bộ kiệu, 1 long ngai, bài vị, hậu bành cùng chiêng trống và 1 số đồ thờ khác mới được sắm sửa. Tuy mới được khôi phục nhưng đình Hoang Lại là một di tích đẹp ở vùng thượng huyện Hiệp Hòa.

Đình làng Hoang Lại thờ thánh Cao Sơn – Qúy Minh Đại Vương, hội chính đình Hoàng Lại được tổ chức vào ngày….

Chùa Hoàng Lại: Nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 sào thuộc địa phận thôn Sơn Đông, xã Đồng Tân. Công trình kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn ( đầu thế kỷ 19). Chùa nhìn hướng nam, tòa Tam bảo gồm Tiền đường 3 gian, Phật điện 3 gian liền nhau theo bố cục chữ đinh. Phần kết cấu chịu lực là hệ thống cột, vì mái gỗ lim kẻ chuyền, tường xây bình đầu, bít ốc, phía trước có cách phong lưỡng trụ. Phần nội tự còn lưu một số tượng thờ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật.

      Đình Tam Hợp: Được xây dựng năm…..

Chùa Tam Hợp: …

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,262
Tổng số trong ngày: 32
Tổng số trong tuần: 97
Tổng số trong tháng: 1,562
Tổng số trong năm: 16,280
Tổng số truy cập: 36,112